Hỗ trợ thủ tục nhập hộ khẩu TP. Hồ Chí MinH
TP. Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều người lao động ngoại tỉnh. Nhiều người sống và làm việc ổn định tại Thành phố có mong muốn nhập hộ khẩu, nhưng không phải ai cũng biết rõ các điều kiện và thủ tục nhập hộ khẩu .
Điều kiện nhập hộ khẩu TP. Hồ Chí Minh Theo Điều 20 Luật Cư trú 2006 (sửa đổi, bổ sung 2013), người muốn nhập hộ khẩu vào TP. Hồ Chí Minh phải thuộc một trong những trường hợp sau:
- Có chỗ ở hợp pháp.
+ Người nhập hộ khẩu vào các huyện phải có thời gian tạm trú tại TP. Hồ Chí Minh từ 01 năm trở lên.
+ Người nhập hộ khẩu vào các quận phải có thời gian tạm trú tại TP. Hồ Chí Minh từ 02 năm trở lên.
- Được người có sổ hộ khẩu tại TP. Hồ Chí Minh đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu trong một số trường hợp sau:
+ Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
+ Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu về ở với anh, chị, em ruột;
+ Ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột…
- Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp.
- Trường hợp người xin đăng ký hộ khẩu đang thuê nhà, mượn, ở nhờ nhà và muốn nhập khẩu vào nơi ở thuê, mượn đó thì phải có đủ các điều kiện sau:
+ Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân.
+ Có xác nhận của UBND cấp xã về điều kiện diện tích bình quân.
+ Được người cho thuê, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản
Hướng dẫn thủ tục nhập hộ khẩu TP. Hồ Chí Minh ( Ảnh minh họa )
Thủ tục nhập hộ khẩu TP. Hồ Chí Minh Thủ tục nhập hộ khẩu tại TP. Hồ Chí Minh được thực hiện theo quy định của Điều 21 Luật Cư trú 2006 và hướng dẫn của Thông tư 35/2014/TT-BCA. Cụ thể:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với các giấy tờ sau:
- Bản khai nhân khẩu;
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
- Giấy chuyển hộ khẩu;
- Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp và các giấy tờ khác chứng minh thuộc điều kiện được nhập hộ khẩu (giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con nếu nhập khẩu theo cha, mẹ hoặc theo con; Giấy đăng ký kết hôn nếu nhập hộ khẩu theo chồng…).
Bước 2: Nộp hồ sơ Nơi nộp hồ sơ: Công an quận, huyện. Cán bộ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, nếu:
+ Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
+ Hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.
+ Hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho người có yêu cầu, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
Bước 3: Giải quyết và trả kết quả
Thời gian cấp Sổ hộ khẩu là 15 ngày, kể ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (khoản 3 Điều 21 Luật Cư trú 2006).
Lệ phí nhập hộ khẩu:
Theo Nghị quyết 07/2017/NQ-HĐND, mức lệ phí được quy định như sau:
- Tại các quận: Lệ phí nhập hộ khẩu là 10.000 đồng, lệ phí cấp mới Sổ hộ khẩu là 15.000 đồng;
- Tại các huyện: Lệ phí nhập hộ khẩu là 5.000 đồng, lệ phí cấp mới Sổ hộ khẩu là 8.000 đồng.